Chúng ta đang chứng kiến một thảm kịch được gọi là sân chơi chính trị nước lớn, đặc biệt tại Biển Đông. Vậy các nước nhỏ, làm thế nào để chống lại cường quốc đang tìm mọi cách trỗi dậy, hừng hực tham vọng bá quyền.
Trung Quốc đang nổi lên và tích lũy quyền lực quốc gia một cách nhanh nhất trong lịch sử nhân loại. Bắc Kinh đã đưa hàng trăm triệu người Trung Quốc thoát nghèo, bảo vệ hầu hết các đường biên giới trên đất liền của mình, đồng thời xây dựng một lực lượng hải quân và năng lực chống tiếp cận khu vực mạnh đến mức đặt ra cho đối thủ lớn nhất của họ là Mỹ những thách thức lớn trong một cuộc xung đột công khai.
Sự nổi lên của Bắc Kinh diễn ra với một cái giá rất đắt, có thể khiến cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương ghét bỏ, và coi là mối đe dọa ngày càng công khai và hiếu chiến đối với sự nguyên trạng chung trong khu vực.
Lịch sử đã chứng minh rằng khi một cường quốc đang nổi thách thức sự nguyên trạng, các nước láng giềng thường là người phải chịu đựng và chịu đựng rất nhiều. Sự phẫn uất đối với siêu cường lớn dần từ thế hệ này đến thế hệ khác. Sự giận dữ trở thành thâm căn cố đế và lan rộng, đến mức chỉ có thể được giải quyết khi máu đã đổ quá nhiều và chiến tranh, hỗn loạn bao trùm toàn khu vực.
Ngày nay, tại châu Á – Thái Bình Dương, chúng ta một lần nữa chứng kiến một thảm kịch được gọi là sân chơi chính trị nước lớn, đặc biệt tại Biển Đông. Các nước nhỏ xung quanh, có yêu sách lãnh thổ đối với các đá và đá ngầm, bị đặt vào một nhiệm vụ có vẻ bất khả thi: làm thế nào để chống lại một cường quốc đang nổi lớn hơn mình nhiều và ham muốn thay đổi nguyên trạng.
Các nước ASEAN cần phải thận trọng. Nếu phản ứng thái quá có thể gây ra một cuộc khủng hoảng, thậm chí biến thành bạo lực, nhưng làm nhẹ quá chỉ càng “mời” Bắc Kinh dần dần thay đổi các sự việc trên thực địa, hoặc trong trường hợp Biển Đông là tạo ra các thực thể mới gần như không thể chống lại theo kiểu ăn miếng trả miếng.
Vậy các nước nhỏ cần phải làm gì?
Ông Harry Kazianis, chuyên gia về chính sách quốc phòng tại Trung tâm Lợi ích quốc gia (một tổ chức phi đảng phái và phi lợi nhuận của Mỹ, như một phát ngôn của chủ nghĩa chiến lược thực dụng của chính sách đối ngoại Mỹ), cho rằng các quốc gia đang chịu sức ép của Trung Quốc cần tìm các cách thức không bạo lực, không trả đũa để chống lại nguy cơ Trung Quốc thay đổi nguyên trạng. Ông gợi ý một kế hoạch nhiều phần gọi là “shamefare” (tạm dịch là biện pháp gây hổ thẹn), mà Washington cần sử dụng để đưa Bắc Kinh vào thế phòng thủ trên Biển Đông.
Chúng ta một lần nữa chứng kiến một thảm kịch được gọi là sân chơi chính trị nước lớn, đặc biệt tại Biển Đông.
|
Chuyên gia Kazianis nhận định các nước như Việt Nam, Philippines và các nước khác có rất ít công cụ ngoại giao, kinh tế hay quân sự để răn đe được Trung Quốc không tiến hành các hành động hiếu chiến tại Biển Đông. Trong khi đó, Bắc Kinh đòi chủ quyền các thực thể nhỏ và biến chúng thành những đảo nhân tạo lớn với các cơ sở hạ tầng quân sự hoành tráng. Cứ đà này thì chỉ trong vài năm nữa, Trung Quốc sẽ chế ngự hoàn toàn Biển Đông.
Như vậy, chỉ có một con đường cho các quốc gia có tranh chấp là gây sức ép với Bắc Kinh trên những mặt trận khác, chiến thuật vốn không nhổ tận gốc được xung đột nhưng có thể khiến Trung Quốc phải trả giá cho hành động của mình.
Cụ thể, các nước có tranh chấp nên bắt đầu tiến trình soạn thảo và đăng phát trên các mạng truyền thông xã hội mọi phản ứng hiếu chiến của các tàu Trung Quốc – bao gồm cả tàu cá, tàu hải giám, tàu hải quân… - nhằm cho cộng đồng quốc tế thấy rõ các âm mưu hiếu chiến của Bắc Kinh.
Bên cạnh đó, các nước có các tiền đồ tại Biển Đông và bị Trung Quốc quấy rầy cũng nên có các tàu nhỏ được trang bị các máy camera sẵn sàng ghi hình trong trường hợp Bắc Kinh áp dụng các chiến thuật cưỡng ép, bắt nạn.
Ngoài ra, các công nghệ nhỏ và đơn giản như các máy bay không người lái giá rẻ và các UAV có thể được sử dụng để tuần tra và ghi hình các thay đổi lớn của Trung Quốc tại các đá và đá ngầm tại Biển Đông, cũng như những tác hại tới môi trường do các hành động đó gây ra. Đây cũng là một biện pháp hữu hiệu nhằm phơi bày những cái giá của chiến lược cưỡng bức của Trung Quốc.
Hãy tưởng tượng một loạt mạng truyền thông xã hội nói về hết sự cố này đến sự cố khác mà các hành động hiếu chiến của Trung Quốc gây ra, với những hình ảnh cụ thể được ghi lại cho toàn thế giới thấy. Chi phí tài chính cho việc này không lớn nhưng những gì thu lại được có thể sẽ là rất lớn.
Bắc Kinh sẽ phản ứng như thế nào?
Trung Quốc có một cách phản ứng đơn giản, đó là lờ đi và tiếp tục hoạt động xây dựng trái phép các đảo nhân tạo và quân sự hóa khu vực. Đây là kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra.
Tuy nhiên, trong các xã hội Á Đông, làm cho ai đó “mất mặt” không phải là chuyện nhỏ. Trung Quốc có thể sẽ phản ứng thậm chí theo hướng hiếu chiến hơn, nhưng nếu các hành động đó diễn ra tại biển khơi hay ở những nơi gần camera, chúng có thể bị ghi hình và truyền đi khắp thế giới một cách dễ dàng. Bắc Kinh có thể bị buộc phải đưa ra lựa chọn.
Trên thực tế, chúng ta đã biết là chiến thuật gây hổ thẹn có thể sẽ khiến Bắc Kinh chú ý và xem lại các hành động của mình. Khi Philippines dùng biện pháp pháp lý, vốn có một khía cạnh rõ ràng là gây hổ thẹn, và kiện Trung Quốc ra trước các tòa quốc tế liên quan đến Bãi Scarborough và đường 9 đoạn, Bắc Kinh đã “khích lệ” Manila ngừng vụ kiện (tất nhiên Trung Quốc không thừa nhận điều này). Như vậy, nếu Việt Nam và các nước có tranh chấp khác kiên trì biện pháp làm Trung Quốc phải xấu hổ, thông qua chiến lược nói trên cũng như tiến hành các thủ tục pháp lý để cùng nhau khiếu kiện ra các tòa án quốc tế, thì sức ép lớn này có thể đặt Bắc Kinh trước vành móng ngựa của tòa án công luận toàn cầu. Đây là điều mà Trung Quốc sẽ không dễ bỏ qua./.(http://vietnamnet.vn/)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét