(ĐCSVN) - Thời gian qua, các thế lực
thù địch đã ra sức tấn công về tư tưởng, lý luận, nhằm mục đích "đa
nguyên, đa đảng", xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối
với nhà nước và xã hội. Vì vậy, việc nhận rõ âm mưu, thủ đoạn đó và xác
định các biện pháp phòng chống và đấu tranh của chúng ta là hết sức cần thiết.
Năm 2012 và những tháng đầu năm
2013, nước ta tổ chức nhiều sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc
phòng, an ninh và đối ngoại sâu rộng, đặc biệt là triển khai thực hiện Nghị
quyết Đại hội XI, các nghị quyết Trung ương, nhất là Nghị quyết Trung ương 4;
Quốc hội tổ chức nhiều kỳ họp quan trọng, tập trung vào chuẩn bị và lấy ý kiến
toàn dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 và Luật Đất đai (sửa đổi); các hoạt
động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta diễn ra sâu rộng trên mọi bình
diện quốc tế và khu vực... Cay cú trước những thành công đó, các thế
lực thù địch đã tìm mọi cách chống phá chúng ta, nhất là trên lĩnh
vực tư tưởng, lý luận.
1.
Về âm mưu, thủ đoạn chống phá
Nhằm mục tiêu “chuyển hóa” niềm
tin của nhân dân, chúng thường xuyên theo dõi, bám nắm mọi diễn biến đời
sống chính trị, kinh tế và xã hội của nước ta. Chúng “dày công” nghiên cứu,
tổng hợp có hệ thống mọi vấn đề; tận dụng triệt để những nhận định hạn chế, yếu
kém, sơ hở trên các mặt, nhất là về chính trị, kinh tế, an sinh xã hội, quốc
phòng, an ninh và đối ngoại qua các báo cáo chính thức của các cấp lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, bộ, ngành, địa phương… xem đó là điểm tựa, “chứng minh” cho
những quan điểm, chính kiến, nhận địch sai lầm của chúng.
Chúng luôn tập hợp những ý kiến,
phát biểu của những người có “uy tín”, “vị thế”, nhưng có quan điểm, chính kiến
trung dung, thậm chí trái với đường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương, luật
pháp của Nhà nước; kết hợp với sự tích hợp, dẫn dắt những quan điểm, tư tưởng
đối lập, sai lầm về chính trị từ những kẻ tạo dựng là “nhà khoa học”, “nhân sĩ,
trí thức yêu nước”, giả danh “chủ bút” báo này, tạp chí nọ… để trực tiếp xen
lồng, tuyên truyền các quan điểm, tư tưởng thù địch chế độ ta.
Nham hiểm hơn, chúng sử dụng
chiêu thức tỏ ra “có” tính lý luận, “bác học”, “uyên thâm”; “khoe mẽ” ở nước
ngoài, “thông thạo” ngôn ngữ nước sở tại để chế áp, ám thị theo lối “cả vú lấp
miệng em”…, buộc người đọc chấp nhận, tin theo. Chúng ra sức “tỉ thí”, thách đố
các nhà khoa học, chính giới lý luận của ta về những “luận cứ”, “luận điểm” bảo
là tìm thấy từ các nguyên tác, “gốc” được C.Mác và Ph.Ăngghen viết hoặc xuất
bản bằng tiếng Đức.
Để tăng “hiệu quả” tiến công,
chúng luôn đan cài những tư tưởng, quan điểm mácxít - giả danh mácxít, đúng -
sai lẫn lộn, làm cho người đọc mất phương hướng, không phân biệt được ngay -
gian, chính - tà. Ví như: Trích dẫn một cách cắt xén, nửa vời những quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để đối lập, bác bỏ, phủ nhận hệ
thống đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước ta,
nhằm bác bỏ, phủ nhận luôn cả chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
hướng lái người đọc theo định hướng tư tưởng của chúng, mà thực chất chỉ là
những tư tưởng hận thù dân tộc, dân tộc cực đoan hay dân chủ tư sản phản động.
Chúng luôn khoét sâu những điểm
yếu kém, hạn chế trong thực thi công vụ của các cơ quan, cán bộ lãnh đạo, quản
lý từ Trung ương đến cơ sở; tạo dựng ra cái gọi là phe này, phái nọ hay những
“cuộc đấu đá”, tranh giành quyền lực… để gây lòng nghi kỵ, ngờ vực, phá hoại
lòng tin vào Đảng, Chính phủ, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; qua đó,
phát tán những tư tưởng chống Cộng, dân chủ tư sản phản động, kích động lòng
người, cổ vũ cho những tư tưởng, hành động cực đoan, chống phá chính quyền Nhà
nước.
Tiến công qua Internet là hình
thức, phương tiện chủ yếu của chúng. Qua đây, chúng liên kết, chia sẻ, phát tán
rộng khắp thông tin, kể cả qua tin nhắn, tin đồn, truyền miệng trong các cộng
đồng, tầng lớp dân cư. Chúng tán dương, cổ vũ lẫn nhau trong một “thế trận”
tuyên truyền chống phá có “kịch bản” cụ thể và dày đặc. Mới đây, chúng còn
tuyên truyền cả các phương thức công nghệ để thu hút, tổ chức lực lượng tiến
công và lẩn tránh, xóa dấu vết trước sự đấu tranh của các cơ quan nghiệp vụ của
ta.
2.
Về nội dung chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận
Theo sát các sự kiện trong nước,
trong năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, các thế lực thù địch tiến công
chống phá đa dạng, rộng khắp trên nhiều vấn đề tư tưởng, lý luận, song tập
trung chủ yếu vào các vấn đề sau:
Một là, chúng xuyên tạc, lật ngược,
bác bỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong bài phát biểu của các đồng chí
lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Trong đó, với học thuyết Mác - Lênin, chúng xuyên
tạc, phủ nhận tới những lý luận căn bản nhất, để từ đó bác bỏ hoàn toàn những
tư duy lý luận mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của
Việt Nam, cùng những thành tựu trong những năm đổi mới vừa qua.
Hai là, chúng xuyên tạc những chân lý,
nguyên lý khoa học của chủ nghĩa Mác, đối lập thực tiễn cách mạng Việt Nam với
chủ nghĩa Mác; coi chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Trung Quốc và Việt Nam hiện nay
chính là cái “thực thể” đã bị chủ nghĩa Mác phủ định từ nền móng.
Ba là, chúng xúc phạm lòng tôn kính của
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu; kết hợp
với xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh và những cố gắng, nỗ lực hết mình của toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh, ngăn chặn đẩy lùi những tiêu cực, tệ tham nhũng trong xã hội; xây
dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.
Bốn là, chúng phủ nhận sự nhận thức lý
luận và thực tiễn về sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc
ta. Chúng thiết lập và giả tạo những tư liệu, nhận định sai lầm, khó kiểm chứng
về lịch sử; chúng reo rắc hoài nghi về việc lựa chọn con đường cách mạng vô
sản, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; chúng buông những lời cay nghiệt đối
với “sự lựa chọn của lịch sử” về con đường đi lên của dân tộc… hòng làm cho
người đọc nhầm lẫn, thế hệ trẻ hoài nghi, đặt ra những câu hỏi ngờ vực, dao
động niềm tin trong nhân dân.
Năm là, chúng xóa nhòa ranh giới
mọi giai cấp, tầng lớp, phủ nhận cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc
đang diễn ra đầy khó khăn, phức tạp hiện nay; xuyên tạc bản chất, nguồn gốc
giai cấp của Đảng, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và vai trò
lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng nước ta.
Sáu là, chúng tập trung xuyên tạc
tinh thần, nội dung Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), đặc biệt là phá hoại
niềm tin về việc thực hiện thành công Nghị quyết. Chúng tiến công trực diện,
trực tuyến, trực tiếp và dày đặc vào việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung
ương 4; coi việc làm này là “không có hy vọng” để lấy lại niềm tin trong nhân
dân và cán bộ, đảng viên và đó là “Sự khốn cùng của (phương pháp) cách mạng”.
Bảy là, chúng cổ súy, hô hào lẫn
nhau tập trung phản bác các luận cứ, phương pháp, quy trình, cách thức và thời
gian tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992; xuyên tạc
tinh thần sửa đổi Hiến pháp; phủ nhận lý luận và các nguyên tắc xã hội chủ
nghĩa về lập hiến, lập pháp; tuyên truyền các học thuyết, nguyên tắc tư sản về
lập hiến. Cụ thể: Chúng phủ nhận thể chế chính trị nước ta, đòi hiến định thể
chế đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; chúng phủ nhận chế độ xã hội chủ nghĩa;
phủ nhận công lao của Đảng đối với đất nước và dân tộc, bác bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng đối với chế độ xã hội, Nhà nước, đòi xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp;
phủ nhận việc hiến định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật”, đòi hiến định “đất
đai thuộc sở hữu tư nhân”; bác bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng
vũ trang, đòi phi chính trị hóa quân đội, quân đội phải trung lập, kêu gọi quốc
gia hóa quân đội; đánh đồng công lao của những người, gia đình đã chiến đấu, hy
sinh vì nền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội với những kẻ tử thương một thời
theo chân ngoại xâm chống lại độc lập, thống nhất dân tộc…
Tám là, kết hợp xuyên tạc tình hình
khiếu kiện đất đai, hướng lái, kích thích tư tưởng chống đối trong một bộ phận
nông dân với nói xấu, vu cáo lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước; xuyên tạc
bản chất, chia rẽ sự đoàn kết, thống nhất giữa Công an, Quân đội với Đảng, Nhà
nước và nhân dân nhằm tuyên truyền, kích động tư tưởng bạo loạn, lật đổ bằng
ngôn từ mới.
3. Một số biện pháp phòng, chống
đấu tranh tư tưởng, lý luận của ta
Với những nhiệm vụ kinh tế,
chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại quan trọng của đất nước,
trong năm 2013, đặc biệt là nhiệm vụ tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện
Nghị quyết Đại hội XI, các nghị quyết Trung ương, cũng như tổ chức thành công
việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Luật Đất đai (sửa đổi),
các thế lực thù địch và cả những người có tư tưởng chính trị đối lập sẽ tiếp
tục lợi dụng những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu
vực, tiến công tư tưởng, lý luận một cách quyết liệt nhất. Để cuộc đấu
tranh tư tưởng, lý luận có hiệu quả hơn, chúng ta cần thực hiện tốt một số biện
pháp sau đây:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức trách nhiệm
về đấu tranh tư tưởng, lý luận. Các cấp ủy đảng, các ban, ngành, địa phương và
đơn vị trong hệ thống chính trị, cùng toàn thể cán bộ, đảng viên, quần chúng
cần thấy rõ: Cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay là một nhiệm vụ chính
trị vừa cấp bách, vừa thường xuyên và lâu dài của mỗi tổ chức, mỗi cá nhân. Đây
là cuộc đấu tranh ý thức hệ giữa tư tưởng vô sản với tư tưởng tư sản, giữa chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa chống Cộng, dân tộc cực đoan
đang tận dụng thời cơ, nổi lên hết sức quyết liệt hiện nay ở nước ta. Đây là
cuộc đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng lý luận, đường lối, quan điểm của Đảng
là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bảo vệ những giá trị tư
tưởng, lý luận đúng đắn, cũng đồng thời là bảo vệ những thành quả cách mạng mà
nhân dân ta đã đổ bao xương máu, hy sinh mới có được. Đây thực sự đang là cuộc
đấu tranh “một mất, một còn” giữa ta và địch. Mất trận địa tư tưởng, lý luận sẽ
mất tất cả. Do vậy, cần xác định, đấu tranh tư tưởng, lý luận không chỉ là việc
làm của riêng Đảng, Nhà nước và các cơ quan mà là cuộc đấu tranh của chính mỗi
cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; mỗi người trước hết phải là một trận
địa vững vàng nhất và là một chiến sĩ đấu tranh có hiệu quả nhất.
Thứ hai, tiếp tục củng cố “thế trận”, tổ
chức lực lượng đấu tranh kịp thời, sắc bén và hiệu quả. Dưới sự lãnh đạo thống
nhất của Đảng, các cấp ủy đảng cần chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung đấu
tranh trọng tâm, sát với sự chỉ đạo của trên; dự báo kịp thời với sự phát triển
của tình hình; phát huy triệt để các lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến, các
chuyên gia khoa học hàng đầu, đội ngũ cán bộ đầu ngành, các nhà khoa học, nhà
báo và đông đảo các cộng tác viên nhiệt huyết và bản lĩnh cùng tham gia đấu
tranh. Mỗi cơ quan chuyên ngành, mỗi nhà khoa học, lãnh đạo và quản lý, trước
những tư tưởng phản động, thù địch có liên quan đến trực tiếp chuyên ngành,
lĩnh vực của mình phụ trách cần chủ động định hướng nội dung và triển khai tổ
chức, lực lượng đấu tranh kịp thời.
Thứ ba, chủ động định hình, thiết
lập hệ thống khung lý luận, luận cứ, luận điểm đấu tranh tư tưởng, lý luận khoa
học, sẵn sàng tuyên truyền và đáp trả những quan điểm, tư tưởng thù địch. Đây
là việc làm cấp bách hiện nay, cần có sự chỉ đạo, lãnh đạo sáng suốt, tập
trung, thống nhất từ Trung ương, Bộ, ngành liên quan đến các cơ quan nghiên cứu
và các nhà khoa học. Các cơ quan khoa học, các học viện, nhà trường hàng đầu về
khoa học xã hội và nhân văn trong cả nước phải là lực lượng tiên phong, nòng
cốt trong việc nghiên cứu, tham mưu cho Đảng, Nhà nước để xác lập hệ thống các
luận cứ đấu tranh tư tưởng, lý luận chính xác, thống nhất; đồng thời ra sức
giáo dục, tuyên truyền trong các cơ quan, đơn vị, tạo dựng được một hệ thống
cán bộ chuyên trách, sắc sảo về đấu tranh và hiệu quả trong tuyên truyền, giáo
dục quần chúng.
Thứ tư, kết hợp đa dạng, mở rộng các
hình thức đấu tranh với giáo dục, tuyên truyền, giải thích rộng khắp trong quần
chúng nhân dân. Phải làm cho cuộc đấu tranh giữ vững “trái tim, khối óc” của
nhân dân, không chỉ là việc làm, nhiệm vụ của hệ thống chính trị mà còn là hành
động tự giác của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; nhân dân chính là người
sáng tạo ra các hình thức đấu tranh mới. Phải huy động hết thảy những người dân
thực sự có tinh thần yêu nước chân chính, có năng lực và dũng khí cùng tham gia
đấu tranh, trở thành một phong trào toàn dân đấu tranh, áp đảo chống các tư
tưởng, quan điểm sai trái, thù địch. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà
nước, cần có những diễn đàn mới về đấu tranh tư tưởng của nhân dân, trong đó,
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ, đảng viên, các nhà khoa học làm nòng
cốt. Mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân cần trở thành người chiến sĩ đấu
tranh tích cực ngay từ cơ sở; tăng cường tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa
học trong nước và quốc tế; tổ chức nhiều “vệt” đấu tranh tư tưởng, lý luận phục
vụ kịp thời cho các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và
đối ngoại quan trọng của đất nước.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác quản lý nhà
nước về báo chí và tuyên truyền. Có biện pháp quản lý chặt chẽ mạng Internet,
ngăn ngừa các trang mạng độc hại kết hợp với tăng cường mở mới, đa dạng các
trang mạng, báo chí có nội dung đấu tranh tư tưởng, lý luận của ta. Đây là một
nội dung, biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt quan trọng, nhằm ngăn chặn tận
“gốc” nguồn tuyên truyền, phát tán những tư tưởng, quan điểm sai trái, thù
địch; quản lý chặt chẽ, không để lộ, lọt, sơ hở về đăng tải thông tin theo quy
định của Nhà nước. Các cơ quan, đơn vị, lực lượng nghiệp vụ về tin học cần tăng
cường theo dõi, kịp thời xử lý, khống chế có hiệu quả các trang mạng có nội
dung phản động; phối hợp cùng các cơ quan tuyên truyền từng bước làm chủ thế
trận tiến công về tư tưởng, lý luận trên mạng Internet./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét